THẰN LẰN VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ TIÊU CHUẨN IP

11:23 03/11/2021
THẰN LẰN VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ TIÊU CHUẨN IP

THẰN LẰN VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ TIÊU CHUẨN IP

Gần đây xảy ra nhiều trường hợp inverter bị chập cháy đáng tiếc khiến chủ đầu tư lao đao. Vậy nguyên nhân nào khiến inverter chập cháy nhiều đến vậy?

Bên cạnh những nguyên nhân mà đa số chúng ta đã biết đến như: Sự cố chống sét, inverter bị nóng quá mức trong thời gian dài, thì nguyên nhân khiến nhiều người ngỡ ngàng chính là do côn trùng xâm nhập làm chập cháy mạch bên trong inverter. Câu hỏi đặt ra là hầu hết inverter hiện nay đều được trang bị IP67 sao côn trùng lại có thể  xâm nhập vào được???

Sự thật về tiêu chuẩn IP

1. Ý nghĩa biểu thị

  • Chữ số đầu tiên trong chỉ số IP biểu thị mức độ chống lại bụi bẩn
  • Chữ số thứ 2 trong chỉ số IP biểu thị mức độ chống ẩm 

2. Bảng ý nghĩa chi tiết của từng chỉ số

Bảng mô tả chỉ số IP chi tiết

  • Với số thứ 1

0 – Không bảo vệ

1 – Các vật thể có đường kính lớn hơn 50mm

2 – Các vật thể có đường kính lớn hơn 12mm

3 – Các vật thể có đường kính lớn hơn 2.5mm

4 – Vật thể có kích thước nhỏ nhưng đường kính lớn hơn 1mm

5 – Không bảo vệ hoàn toàn trước sự xâm nhập của bụi nhưng lượng bụi xâm nhập không ảnh hưởng đến sự hoạt động của thiết bị

6 – Bảo vệ hoàn toàn trước sự xâm nhập của bụi, hạt có kích thước khác nhau

  • Với số thứ 2

0 – Không bảo vệ

1 – Bảo vệ được trong các trường hợp nước nhỏ giọt hoặc mưa nhẹ

2 – Mưa với gió nhẹ

3 – Mưa bão

4 – Bảo vệ các thiết bị trong các môi trường có thể bị bắn tóe

5 – Làm việc được trong điều kiện bị phun bởi các vòi phun có áp suất thấp

6 – Có thể làm việc được khi chịu tác động của vòi phun cứu hỏa

7 – Các thiết bị có thể bị nhúng trong các thùng, các bồn nông, trong thời gian ngắn

8 – Các thiết bị làm việc lâu dài dưới đáy biển, hoặc trong bình chứa có áp suất

Về mặt lý thuyết, các dòng inverter phổ biến hiện nay đều có tiêu chuẩn IP67 có khả năng chống bụi và nước rất tốt. Tuy nhiên, Inverter không phải là thiết bị độc lập mà cần liên kết với tấm pin, điện lưới, bình lưu trữ thông qua dây dẫn điện và chính sự chủ quan, bất cẩn trong khâu đấu nối đã làm xuất hiện nhiều kẻ hở cho bụi và côn trùng xâm nhập vào bên trong máy.

Dưới đây là video quay lại bên trong con growatt bị cháy do thằn lằn xâm nhập. Cụ thể, chỗ AC 3 phase input vào trong inveter không bịt kỹ và khi tuốt vỏ không để lại vỏ dây điện xung quanh nên thằn lằn có cơ hội chui vào được. Hi vọng bài viết này sẽ giúp mọi người có được cái nhìn toàn diện về vấn đề và cẩn thận hơn trong khâu đấu nối để tránh xảy ra sự cố đáng tiếc!!!

https://www.youtube.com/shorts/kWZcuZkSPAY

 

Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: